Skip to main content

Posts

Showing posts from December, 2010

Hanh trang vuon toi quoc gia cong nghiep

HÀNH TRANG VƯƠN TỚI MỘT QUỐC GIA CÔNG NGHIỆP Bước vào năm 2011, người nước ta còn đúng một thập kỷ để thực hiện mơ ước trở thành một quốc gia công nghiệp. Cảng biển, khu công nghiệp, tàu cao tốc, mọi văn minh vật chất có thể dành dụm hoặc dựa vào tiền vay mà dựng lên nhanh chóng. Song một quốc gia công nghiệp còn cần tới phong cách ứng xử công nghiệp. Nhà nước, người dân, mọi phần tử trong xã hội phải tin được vào những chuẩn mực ứng xử bền vững. Năm mới cũng nên là một dịp để chiêm nghiệm lại hành trang của người dân nước ta trước khi ngấp nghé trở thành công dân của một quốc gia công nghiệp. Kỷ luật thị trường và tập đoàn Từ hai chục năm nay chúng ta lại yêu kinh tế thị trường. Ồn ào giữa chợ, rượt đuổi theo lợi nhuận, người thắng kẻ thua, nửa triệu doanh nghiệp đủ loại ganh đua nhau giành lấy trái tim khách hàng. Nhớ lại một thời bao cấp chưa xa, với bộ máy kế hoạch Nhà nước đã nghĩ thay người sản xuất và nghĩ thay cả cho người tiêu dùng. Thật vĩ đại, kỷ luật thị trường đã thay đổi

Suc ep nghien cuu voi nghe thay giao

SỨC ÉP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI NGHỀ THẦY GIÁO Với quyết định không tuyển người có bằng tại chức vào bộ máy chính quyền, TP Đà Nẵng đã bắn một phát súng cảnh cáo nền giáo dục Việt Nam. Tuyển lựa nhân viên là quyền của người dùng, công sở cũng như doanh nghiệp. Nếu người Việt không dùng hàng Việt, chớ vội trách dân ta không yêu nước. Điều đáng bàn là nền giáo dục nước ta, từ mầm non mẫu giáo cho tới đại học và sau đại học, hết thảy đều tựa như mắc lỗi với những bậc phụ huynh mong ngóng con cháu mình được học thành tài. Người mắc lỗi cũng là những thầy giáo đại học, chúng tôi dường như đã không thể cung cấp một dịch vụ đào tạo xứng đáng với mong đợi của những người sinh viên trẻ tuổi. Sự thật ấy có nguồn cơn từ sức ép phải có một thu nhập đủ để nuôi gia đình trong một tình trạng tương đối tươm tất. Đứng trước những người học ngày càng khá giả, nếu thầy cô giáo là những người nghèo túng, xin tha lỗi không thể nhân danh mọi lý tưởng xa xôi, sự tự tin và chính danh của người dạy trở nên hết sức m